KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU – NHI

Cấp cứu chuyên nghiệp – Hồi sức nhanh chóng

1. Lãnh đạo khoa

Phó Trưởng khoa

BSCKI. Phạm Văn Huy

 

Điều dưỡng trưởng

CNĐD. Lê Ngọc Long

2. Giới thiệu chung

– Tên đơn vị:  Khoa Hồi sức Cấp cứu – Nhi

– Khoa gồm 01 dãy nhà 2 tầng với 08 phòng cấp cứu và điều trị nhi: 02 phòng Cấp cứu; 01 phòng Hồi sức tích cực, 03 phòng điều trị nhi khoa và 01 phòng tự nguyện. – Tổng số giường bệnh là giường 35.

– Hàng năm khoa điều trị cho 1.500 – 1.700 lượt người bệnh.

3. Cơ cấu tổ chức

* Lãnh đạo khoa:

– Trưởng khoa:  BSCKI. Phạm Văn Huy

– Điều dưỡng trưởng khoa: CNĐD. Lê Ngọc Long

* Tổng số cán bộ nhân viên:  08 cán bộ nhân viên

* Trình độ chuyên môn:

+ BSCKI:  01                                  + BSĐK:   03

+ ĐD Đại học:  02                          + ĐD Cao đẳng: 02

4Chức năng nhiệm vụ

4.1. Chức năng

Là khoa lâm sàng ghép, có chức năng:

– Tiếp nhận khám, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc toàn diện bệnh nhân cấp cứu nặng có chức năng sống bị đe doạ.

– Tổ chức dây chuyền cấp cứu, điều trị, chăm sóc tích cực người bệnh tại khoa và hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống hồi sức cấp cứu tại các khoa trong bệnh viện hoặc tuyến dưới.

– Khám và điều trị các bệnh cho trẻ em dưới 15 tuổi.

4.2. Nhiệm vụ

a) Thực hiện nhiệm vụ Hồi sức cấp cứu:

– Thực hiện đúng quy chế của khoa lâm sàng; thực hiện chức năng, nhiệm vụ khoa của Cấp cứu- Hồi sức tích cực- Chống độc trong Quy chế Cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc.

– Tiếp nhận và điều trị mọi trường hợp người bệnh đến cấp cứu hoặc được chuyển tới trung tâm;

– Đánh giá, phân loại tình trạng bệnh và thực hiện các biện pháp cấp cứu thích hợp theo mức độ ưu tiên cấp cứu đến khi người bệnh qua khỏi tình trạng nguy kịch.

– Tổ chức làm việc, thường trực theo quy định đảm bảo nhân lực cấp cứu 24/24;

– Điều trị và chăm sóc tích cực những người bệnh nặng, ngộ độc cấp đang bị đe dọa chức năng sống cần hồi sức tích cực;

– Mời hội chẩn theo quy chế hội chẩn trong trường hợp bệnh nặng, khó chẩn đoán hoặc liên quan đến các chuyên khoa khác; thực hiện chuyển tuyến khi vượt quá khả năng chuyên môn;

– Tổ chức dây chuyền cấp cứu, điều trị, chăm sóc tích cực người bệnh tại khoa và hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống hồi sức cấp cứu tại các khoa trong đơn vị hoặc tuyến dưới;

– Chuyển bệnh nhân ổn định đến các khoa khác trong đơn vị, các khoa có trách nhiệm sẵn sàng tiếp nhận người bệnh;

b) Thực hiện nhiệm vụ của khoa nhi:

– Thực hiện khám và điều trị một số bệnh cho trẻ em (từ sơ sinh đến trẻ dưới 16 tuổi) kể cả trẻ có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT. Đồng thời chọn lọc và tư vấn đối với người nhà bệnh nhi vào điều trị nội trú.

– Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân về tình trạng bệnh lý đồng thời có phương pháp phòng chống dịch bệnh.

– Tổ chức đón tiếp người bệnh, bố trí bệnh nhân vào các buồng khám, kết hợp phổ biến và tuyên truyền kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng chống các bệnh cho trẻ và người nhà bệnh nhân.

– Bố trí khu vực phòng chờ, phòng khám bệnh có đầy đủ ghế ngồi, nước uống, thoáng mát và giảm phiền hà cho người bệnh.

– Thực hiện theo đúng quy chế kê đơn và tuân thủ phác đồ điều trị của Bệnh viện.

c) Thực hiện một số nhiệm vụ khác

– Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến dưới

– Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;

– Hướng dẫn người đăng ký thực hành khám bệnh, chữa bệnh và sinh viên các trường cao đẳng;

– Thực hiện luân phiên BS xuống trạm Y tế KCB xã 1 buổi/ tuần

– Tham gia Tổ cấp cứu 115 vận chuyển cấp cứu BN nặng lên tuyến trên

– Tham gia khám tại các phòng khám nội khoa, nhi khoa và chuyên khoa mắt.

d) Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác do Giám đốc TTYT giao.

5. Trang thiết bị

Một số TTB chủ yếu:

– Hệ thống oxy trung tâm với 12 cổng cho 12 giường Hồi sức,

– Máy thở xâm nhập và khong xâm nhập: 03

– Máy phá rung tim: 01

– Bơm tiêm điện: 03

– Monitor 5 thông số: 04

– Máy hút điện : 03

– Giường hồi sức đa năng: 6;    Giường Hồi sức thường: 22

– Máy điện tim 6 cần: 01;  Máy khí dung: 05

– Lồng ấp: 01

6. Kỹ thuật đang thực hiện

– Kỹ thuật thở máy xâm nhập và không xâm nhập;

– Đặt nội khí quản cấp cứu

– Đặt Catheter tĩnh mạch trung tâm để hồi sức.

– Mở màng phổi tối thiểu, chọc hút dẫn lưu dịch, khí màng phổi.

– Chọc dò dịch não tuỷ chẩn đoán.

– Điện tim cấp cứu tại giường

– Đo và phân tích chức năng hô hấp.

– Các kỹ thuật tiêm khớp và phần mềm quanh khớp.

7. Thành tích đạt được

– Tập thể lao động tiên tiến các năm 2014, 2015, 2019, 2020, 2022.

– Tập thể lao động xuất sắc các năm 2016, 2018

– Bằng khen của Chủ tịch UBND năm 2020

8Định hướng và phát triển

– Nhằm mang đến hiệu quả cao nhất trong việc cấp cứu người bệnh, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chuyên môn, xử trí các tình huống cấp cứu nhanh và chính xác nhất, đội ngũ CB -VC khoa Hồi sức Cấp cứu – Nhi không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, để thu hút và mở rộng đối tượng phục vụ là người bệnh tại huyện Trấn Yên, khoa tiếp tục đào tạo và thực hiện thêm các kỹ thuật chuyên sâu về Hồi sức cấp cứu, thành lập và triển khai hoạt động của Đơn nguyên sơ sinh.

– Tiếp tục nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tác phong chuyên nghiệp.

– Tổ chứ tốt công tác chăm sóc toàn diện cho người bệnh cấp cứu.

ĐỊA ĐIỂM

–  Nhà C (2 tầng), Trung tâm Y tế huyện Trấn Yên

Số  đường số , TDP 7, Thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

– E-mailkhoahsccttytty@gmail.com

Ảnh tập thể khoa

Hoạt động đi buồng hàng ngày tại khoa

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *