KHOA DƯỢC – KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN

Kịp thời – Chính xác – An toàn – Hiệu quả
1. Lãnh đạo khoa

Trưởng khoa  
DSCKI. Phạm Thị Thu Mai

Phó trưởng khoa

CNĐD. Hoàng Thị Yên

2. Giới thiệu chung

Khoa Dược – Kiểm soát nhiễm khuẩn được thành lập từ tháng 5 năm 2014 cùng với sáp nhập Trung tâm Y tế huyện Trấn Yên và Bệnh viện đa khoa huyện Trấn Yên.

Khoa gồm có 2 bộ phận là Dược -TTBYT và Kiểm soát nhiễm khuẩn.

Các kho gồm: 01 Kho chính; 01 kho nội trú; 02 kho ngoại trú ( 01 kho cấp phát thuốc BHYT, 01 kho YHCT); 01 kho hoá chất; 01 kho vắc xin; 01 kho vật tư y tế – hoá chất phòng chống dịch.

3. Lịch sử hình thành và phát triển

Từ tháng 5 năm 2014 đến nay, khoa Dược – Kiểm soát nhiễm khuẩn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ cung ứng thuốc đạt chất lượng, phục vụ kịp thời công tác điều trị cho bệnh nhân. Cùng với sự trưởng thành lớn mạnh của Trung tâm, khoa Dược đã từng bước phát triển cả về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên đến tầm hoạt động chuyên môn.

4. Cơ cấu tổ chức

* Lãnh đạo khoa

– Trưởng khoa: DSCKI. Phạm Thị Thu Mai

– Phó trưởng khoa: CNĐD. Hoàng Thị Yên

* Tổng số cán bộ nhân viên:   10 cán bộ nhân viên

* Trình độ chuyên môn:

+ DSCKI:   02                                + DSĐH: 02

+ ĐD Đại học: 01                          + DS Cao đẳng: 05

5. Chức năng, nhiệm vụ

Khoa Dược – Kiểm soát nhiễm khuẩn là khoa cận lâm sàng trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Trấn Yên, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác Dược, vật tư – Trang thiết bị y tế, kiểm soát nhiễm khuẩn của trung tâm.

5.1. Lĩnh vực Dược, vật tư y tế:

a) Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa);

b) Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu;

c) Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị;

d) Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”;

đ) Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong trung tâm;

e) Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc;

f) Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện;

g) Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược;

h) Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện;

i) Tham gia đào tạo, chỉ đạo tuyến;

k) Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu;

l) Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc;

m) Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định;

n) Lập kế hoạch và mua vật tư, thiết bị y tế hàng năm theo quy định, sát với nhu cầu phục vụ khám bệnh, chữa bệnh, khả năng tài chính, điều kiện lắp đặt và đội ngũ cán bộ kỹ thuật của trung tâm;

p) Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc), khí y tế toàn trung tâm.

5.2. Lĩnh vực Trang thiết bị y tế:

a) Căn cứ kế hoạch chung của bệnh viện lập dự trù, kế hoạch mua sắm, thay thế, sửa chữa thanh lý tài sản, thiết bị y tế trong bệnh viện trình giám đốc duyệt và tổ chức thực hiện việc cung ứng đầy đủ thiết bị y tế, vật tư tiêu hao theo kế hoạch được duyệt;

b) Tổ chức đấu thầu mua sắm, sửa chữa và tổ chức thanh lý tài sản, thiết bị y tế theo quy định của Nhà nước;

c) Tổ chức duy tu, bảo dưỡng thiết bị y tế kịp thời;

d) Xây dựng phương án lắp đặt cải tạo máy theo quy phạm Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam để trình cấp trên phê duyệt theo thẩm quyền;

đ) Lập hồ sơ, lý lịch cho tất cả các loại máy, xây dựng quy trình vận hành, bảo quản và kỹ thuật an toàn sử dụng máy. Đối với những máy đắt tiền, quý hiếm phải có người trực tiếp bảo quản và sử dụng theo quyết định của giám đốc trung tâm;

e) Tổ chức thực hiện việc kiểm tra định kỳ và đột xuất việc sử dụng và bảo quản thiết bị y tế. Mỗi lần kiểm tra phải ghi nhận xét và ký tên vào hồ sơ lý lịch máy;

f). Kiểm tra công tác bảo hộ lao động, đặc biệt đối với các máy tối nguy hiểm theo danh mục quy định của Nhà nước;

g) Định kỳ đánh giá, báo cáo tình hình quản lý và sử dụng vật tư thiết bị y tế trong trung tâm trình giám đốc;

5.3. Lĩnh vực Kiểm soát nhiễm khuẩn (bộ phận KSNK):

a) Đầu mối tham mưu cho Giám đốc về các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn của trung tâm theo đúng quy định.

b) Tổ chức hoặc phối hợp với các khoa, phòng liên quan triển khai thực hiện, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn trong trung tâm y tế và các đơn vị trực thuộc.

c) Xây dựng mô tả công việc cho nhân viên y tế của khoa.

d) Xây dựng định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật và đề xuất mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư, hóa chất liên quan đến hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn và kiểm tra, giám sát việc sử dụng.

đ) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn của thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.

e) Phối hợp với các khoa, phòng, các thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan tới công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.

f) Quản lý, giám sát các hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, cung cấp dụng cụ vô khuẩn, hoá chất sát khuẩn, khử khuẩn, đồ vải và vật tư tiêu hao phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn đơn vị.

Thực hiện khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế tập trung cho toàn đơn vị.

g) Tổ chức đào tạo, tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế và học viên.

h) Tổ chức truyền thông về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.

i) Thực hiện nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, đào tạo và chỉ đạo tuyến về kiểm soát nhiễm khuẩn.

k, Quản lý, giám sát việc phân loại, thu gom và thực hiện việc xử lý chất thải y tế cho toàn đơn vị.

l) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Giám đốc.

6. Trang thiết bị

– Về cơ bản, khoa dược đã được trang bị tương đối đầy đủ về trang thiết bị đáp ứng và duy trì được hoạt động thường xuyên của khoa,

– Về công nghệ thông tin, Khoa Dược đã được trang bị đầy đủ các máy tính kết nối hệ thống mạng OneMES nội bộ trong toàn viện, giúp cho công tác quản lý, theo dõi thuốc được thuận lợi hơn và hạn chế sai sót xảy ra.

– Các trang thiết bị tại bộ phận Kiểm soát nhiễm khuẩn

+ Trang thiết bị đầy đủ cho các kho đảm bảo đạt tiêu chuẩn GSP về bảo quản thuốc.

+ Máy hấp ướt: 09

+ Tủ sấy: 05

+ Máy giặt công nghiệp: 02 .

+ Máy sấy công nghiệp: 01

+ Máy lọc nước RO: 01

7. Thành tích đạt được

Đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến năm 2021

8. Đề tài nghiên cứu khoa học

Khoa có 5 đề tài NCKH cấp cơ sở.

 ĐỊA ĐIỂM

–  Tâng 2 khối nhà E

TDP 7, Thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

– E-mail:  khoaduocttytty@gmail.com

 Ảnh tập thể khoa

4 thoughts on “KHOA DƯỢC – KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *