KHOA AN TOÀN THỰC PHẨM – Y TẾ CÔNG CỘNG VÀ DINH DƯỠNG

Đoàn kết – Tôn trọng – Sáng tạo 

 1. Lãnh đạo khoa

Trưởng khoa  
CKI YTCC: Mai Anh Nam

Phó Trưởng khoa

BSCKI. Trần Bắc Triệu

2. Giới thiệu chung

– Khoa An toàn thực phẩm – Y tế công cộng và Dinh dưỡng thành lập từ tháng 7 năm 2021 theo Quyết định số 387/QĐ-SYT ngày 30 tháng 7 năm 2021 của Sở y tế Yên Bái trên cơ sở sáp nhập các khoa Y tế Cộng cộng và Dinh dưỡng với khoa An toàn thực phẩm.

– Khoa An toàn thực phẩm – Y tế công cộng và Dinh dưỡng có chức năng tham mưu Ban Giám đốc Trung tâm xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về Y tế công cộng, An toàn  thực phẩm, Dinh dưỡng; tham mưu cho Ban giám đốc chỉ đạo các TYT xã, thị trấn trong huyện thực hiện công tác chuyên môn kỹ thuật, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

3. Lịch sử hình thành và phát triển

– Từ năm 2006 khoa An toàn thực phẩm và khoa Y tế công cộng được thành lập thuộc Trung tâm y tế Dự phòng huyện Trấn Yên.

– Đến tháng 12 năm 2016, khoa Y tế công cộng được đổi thành khoa Y tế công cộng và Dinh dưỡng, khoa An toàn thực phẩm vẫn giữ nguyên.

– Đến tháng 8 năm 2021, Khoa Y tế công cộng và Dinh dưỡng sát nhập với khoa An toàn thực phẩm theo Quyết định số 387/QĐ-SYT ngày 30 tháng 7 năm 2021 của Sở y tế Yên Bái về việc sắp xếp, tổ chức lại một số khoa phòng thực thuộc Trung tâm y tế huyện thuộc Sở y tế

4. Cơ cấu tổ chức

* Lãnh đạo khoa:

– Trưởng khoa: Mai Anh Nam

– Phó Trưởng khoa: Trần Bắc Triệu

* Tổng số cán bộ nhân viên: 05 viên chức

* Trình độ chuyên môn:

+ CKIYTCC:  02

+ CNYTCC :  01

+ Y sỹ:     02

5. Chức năng nhiệm vụ

5.1. Chức năng

Khoa An toàn thực phẩm – Y tế công cộng và Dinh dưỡng Là khoa ghép thuộc khối y tế dự phòng có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Trung tâm Y tế các công tác liên quan đến Y tế Công cộng, An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng.

5.2. Nhiệm vụ

5.2.1. Công tác Y tế Công cộng:

  1. a) Chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về: Vệ sinh an toàn lao động, vệ sinh trường học, phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật; xây dựng, sửa chữa và sử dụng các công trình vệ sinh; biện pháp xử lý các chất thải trên địa bàn huyện;
  2. b) Giám sát vệ sinh nguồn nước sinh hoạt, điều kiện vệ sinh an toàn lao động, điều kiện vệ sinh trường học; tổng hợp, theo dõi, đánh giá chất lượng và hiệu quả thực hiện các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định về chuyên môn kỹ thuật đối với các cơ sở, cơ quan, tổ chức trên địa bàn huyện;
  3. c) Lập hồ sơ vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động;
    d) Phối hợp với các cơ quan chức năng, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện trong việc xây dựng làng văn hoá sức khoẻ, mô hình cộng đồng an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích;
  4. e) Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia, các dự án về sức khoẻ môi trường, lao động, trường học, phòng, chống tai nạn thương tích và phòng, chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn huyện.

5.2.2. Công tác An toàn thực phẩm:

  1. a) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm và phổ biến kiến thức về dinh dưỡng cộng đồng cho các cơ quan, tổ chức trên địa bàn huyện;
  2. b) Giám sát việc thực hiện các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện;
  3. c) Thực hiện kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở dịch vụ ăn uống thức ăn đường phố, các cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn huyện; điều tra và triển khai các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm theo quy định;
  4. d) Phối hợp thực hiện “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm”.
    e) Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia, các dự án liên quan về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện;

5.2.3. Công tác dinh dưỡng:

  1. a) Giáo dục truyền thông về dinh dưỡng, tiết chế

– Xây dựng các tài liệu truyền thông về dinh dưỡng, tiết chế, an toàn thực phẩm và phổ biến cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế.

– Tổ chức giáo dục sức khỏe và hướng dẫn cho người bệnh, người nhà người bệnh thực hiện chế độ ăn bệnh lý và an toàn thực phẩm.

  1. b) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm trong TTYT

– Thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh phục vụ ăn, uống trong TTYT.

– Kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh phục vụ ăn, uống trong TTYT;

  1. c) Có kế hoạch và lộ trình đề xuất thực hiện:

–  Khám, tư vấn về dinh dưỡng cho người bệnh ngoại trú

– Theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh nội trú trong quá trình điều trị

–  Điều trị bằng chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh nội trú

–  Tổ chức phục vụ dinh dưỡng, tiết chế

  1. d) Tham gia Đào tạo, chỉ đạo tuyến và nghiên cứu khoa học

– Tổ chức đào tạo cho bác sĩ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên TTYT về dinh dưỡng, tiết chế.

– Thực hiện nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào công tác dinh dưỡng, tiết chế.

– Tham gia đào tạo học sinh, sinh viên về dinh dưỡng, tiết chế và chỉ đạo tuyến khi được phân công.

5.2.4. Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc giao.

6. Đề tài nghiên cứu khoa học

 Đánh giá thực trạng nhà tiêu hộ gia đình trên địa bàn huyện Trấn Yên năm 2017

– Thực trạng công tác y tế trường học tại các trường Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Trấn Yên năm 2022

7. Định hướng và phát triển

Kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập và phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

– Tăng cường công tác truyền thông thay đổi hành vi về An toàn thực phẩm

–  Nâng cao kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng;
– Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm;

– Tham gia giải quyết các vấn để về Y tế công cộng liên quan đến việc biến đổi khí hậu, các vấn đề về sức khoẻ cộng đồng, các vấn đề về vệ sinh môi trường, tăng cường truyền thông nâng cao công tác về Y tế lao động tại các doanh nghiệp, phòng chống tai nạn thương tích tại cộng đồng và trong các nhà trường

– Thực hiện dinh dưỡng hợp lý để cải thiện tình trạng dinh dưỡng phù hợp với địa phương.

– Phối hợp hướng dẫn tổ chức bữa ăn học đường xây dựng thực đơn đáp ứng nhu cầu theo khuyến nghị của Bộ Y tế về bảo đảm dinh dưỡng hợp lý theo lứa tuổi và đa dạng thực phẩm.

– Triển khai có hiệu quản công tác tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai, bà mẹ có con nhỏ dưới 2 tuổi trong gói dịch vụ y tế cơ bản phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khỏe do Trạm Y tế xã, thị trấn.

  ĐỊA ĐIỂM

–  Tầng 2 nhà A, Trung tâm y tế huyện Trấn Yên

Tổ dân phố số 7, Thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

– Số điện thoại: 0964425017

– E-mail: khoaytcc@gmail.com

Ảnh tập thể khoa

4 thoughts on “KHOA AN TOÀN THỰC PHẨM – Y TẾ CÔNG CỘNG VÀ DINH DƯỠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *