Chất lượng, Hợp tác, Chia sẻ, Hiệu quả
1. Trưởng Phòng
Trưởng phòng
CN ĐD Nông Thị Dung
2. Giới thiệu chung
– Tên đơn vị: PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG (Nursing Department)
– Tầng 2 khu Nhà điều hành, Trung tâm Y tế huyện Trấn Yên,
Đường Minh Khai, TDP 7, Thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
– Số điện thoại: 0976659819
– E-mail: phongdieuduongttytty@gmail.com
3. Lịch sử hình thành và phát triển
Phòng Điều dưỡng Trung tâm Y tế huyện Trấn Yên có quyết định thành lập tháng 4 năm 2014. Qua gần 10 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, phòng Điều dưỡng với chức năng, nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo điều dưỡng, kỹ thuật viên , hộ sinh viên tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện theo quy định và một số các chức năng theo quy chế của Bộ y tế quy định. Hiện nay phòng Điều dưỡng có tổng số 02 viên chức và 01 Điều dưỡng trưởng khoa, KTV trưởng khoa giao ban, phân công nhiệm vụ hàng tuần tại phòng điều dưỡng
- Cơ cấu tổ chức
– Trưởng phòng: Cử nhân điều dưỡng.
– Tổng số viên chức: 02, trình độ Cử nhân điều dưỡng
5. Chức năng nhiệm vụ
5.1. Chức năng
Phòng Điều dưỡng là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Trung tâm tổ chức các hoạt động điều dưỡng trong trung tâm theo đúng Thông tư số 31/2021/TT-BYT quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện.
5.2. Nhiệm vụ
5.2.1. Nhiệm vụ công tác Điều dưỡng
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động, hướng dẫn, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng:
– Lập kế hoạch công tác chăm sóc điều dưỡng trong Trung tâm để trình Giám đốc Trung tâm phê duyệt;
– Chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động điều dưỡng, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật, các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng của Trung tâm;
– Xây dựng các mô hình chăm sóc phù hợp với nguồn lực và cơ cấu tổ chức của Trung tâm.
b) Quản lý điều hành chuyên môn:
– Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động điều dưỡng quy định;
– Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động điều dưỡng theo quy định.
c) Quản lý nhân sự:
– Phối hợp với phòng Tổ chức – Hành chính trong việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bố trí và điều động điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên;
– Xây dựng mô tả công việc cho các thành viên của phòng điều dưỡng, điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa, kỹ thuật y trưởng khoa, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc theo quy định phù hợp với phạm vi hoạt động của trung tâm;
– Tham gia xây dựng tiêu chí đánh giá và chịu trách nhiệm đánh giá năng lực điều dưỡng định kỳ hằng năm và trước khi tuyển dụng;
– Tham gia đề xuất bổ nhiệm và miễn nhiệm các vị trí điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa và kỹ thuật y trưởng khoa;
– Tham gia đề xuất khen thưởng, kỷ luật các cá nhân, tập thể điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc có thành tích hoặc vi phạm theo quy định.
d) Đào tạo, nghiên cứu khoa học:
– Nghiên cứu, khảo sát phát hiện các nội dung cần cải thiện trong quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện;
– Thường xuyên đánh giá, đề xuất và thử nghiệm các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện;
– Tham gia xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo nâng cao năng lực hoạt động điều dưỡng cho tuyến dưới;
– Đề xuất việc tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, thi nâng hạng của điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y theo quy định;
– Xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu và thực hiện đào tạo mới, đào tạo liên tục; tổ chức khảo sát, đánh giá, phát hiện các điểm cần cải thiện trong đào tạo;
– Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, cải tiến chất lượng chăm sóc, thực hành chăm sóc dựa vào bằng chứng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.
e) Tham gia đề xuất mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư, thuốc, hóa chất liên quan đến hoạt động điều dưỡng, giám sát chất lượng và kiểm tra việc sử dụng, bảo quản theo quy định. ) Phối hợp với các khoa, bộ phận liên quan lập dự trù mua sắm dụng cụ, vật tư tiêu hao cho công tác chăm sóc điều dưỡng và phục vụ người bệnh. Giám sát chất lượng dụng cụ, vật tư tiêu hao y tế và giám sát việc sử dụng, bảo quản theo quy định;
5.2.2. Nhiệm vụ công tác Xã hội.
a) Tổ công tác xã hội là đầu mối tham mưu Giám đốc Trung tâm ban hành các quy định cụ thể, tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định tại Thông tư 43/2015/TT- BYT ngày 26/11/2015 của Bộ Y tế Quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện.
b) Là đầu mối phối hợp với các phòng chức năng, các khoa chuyên môn, nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội trong Trung tâm.
c) Xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng công tác xã hội tại Trung tâm.
5.2.3. Thực hiện phối hợp với các khoa, phòng trong công tác bảo vệ môi trường Sáng, xanh, sạch, đẹp.
5.2.4. Thực hiện quản lý sử dụng hiệu quả tài sản, trang thiết bị được cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Trung tâm về tăng cường tiết kiệm, tránh lãng điện, nước, vật tư văn phòng. Phân công cán bộ mở sổ theo dõi tài sản. Phối hợp với phòng Tài chính kế toán kiểm kê tài sản của phòng hàng năm theo quy định. Báo cáo mọi mặt hoạt động theo quy định của Trung tâm.
5.2.5. Thực hiện quản lý người làm việc tại phòng về đảm bảo kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp theo các quy định hiện hành. Chỉ đạo giám sát các nhân viên của công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân theo các quy định của Trung tâm.
5.2.6. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Giám đốc Trung tâm y tế giao.
6. Thành tích đạt được:
– Giấy khen Hội điều dưỡng tỉnh Yên Bái năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, 2022
7. Định hướng và phát triển
Tiếp tục xây dựng hoàn thiện quy trình quản lý Điều dưỡng, kiểm tra giám sát hoạt động chuyên môn chăm sóc người bệnh trong tại trung tâm
Hoàn thiện và nâng cao chất lượng bộ chỉ số đo lường, bộ công cụ đánh giá chất lượng chăm sóc khoa học và tin cậy.
Xây dựng kế hoạch đào tạo liên tục, cập nhật chuyên môn cho Điều dưỡng kỹ thuật viên các nội dung an toàn người bệnh, an toàn sử dung thuốc, an toàn truyền máu, thực hành chăm sóc cấp cứu người bệnh, kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc vết thương…, tư vấn giáo dục sức khỏe và giao tiếp ứng xử.
Kịp thời cập nhật, ban hành đầy đủ quy định, quy trình kỹ thuật chuyên môn, giám sát sự tuân thủ đảm bảo thực hiện đồng bộ thống nhất trong toàn Trung tâm.
Khuyến khích cán bộ nghiên cứu khoa học, duy trì tổ chức các hoạt động hội nghị, hội thảo khoa hoc thường niên nhằm chia sẻ và cập nhật kiến thức trong thực hành chăm sóc người bệnh.
Tăng cường hoạt động chi hội Điều dưỡng, gắn kết và duy trì các hoạt động nhằm tôn vinh nghề nghiệp và khẳng định vị thế người Điều dưỡng.
Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá năng lực Điều dưỡng kỹ thuật viên.
Ảnh tập thể phòng điều dưỡng
Bài viết liên quan: