Bệnh giun rồng và các biện pháp phòng chống

Bệnh giun rồng hay còn gọi là bệnh Guinea (GWD) là căn bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tiêu hóa, do ký sinh trùng giun tròn có tên khoa học là Dracunculus medinensis gây bệnh ở người và động vật do uống phải nước hoặc ăn phải thức ăn bị nhiễm ấu trùng Dracunculus medinensis (D. medinensis). Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh, nhưng chủ yếu là độ tuổi lao động.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp bệnh giun Guinea thuộc nhóm bệnh nhiệt đới bị lãng quên và là một bệnh Ký sinh trùng (KST) đầu tiên được hướng tới loại trừ trên phạm vi toàn cầu; Chiến dịch loại trừ toàn cầu đã có những tiến bộ vững chắc, tính đến năm 1980 chỉ còn 20 quốc gia còn có báo cáo ghi nhận căn bệnh này. Nhờ có chiến dịch loại trừ mà bệnh GWD giảm cả giảm số ca mắc và số quốc gia, lãnh thổ ghi nhận ca bệnh. Đến tháng 2 năm 2018, WHO đã chứng nhận 199 quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực không ghi nhận báo cáo có các trường hợp mắc bệnh. Tuy nhiên trong các năm gần đây số ca mắc và số quốc gia ghi nhận ca mắc gia tăng, đang có xu hướng bùng phát và có chiều hướng quay trở lại.
Truy cập website để tìm hiểu thêm về các biện pháp phòng chống: